Nguyên nhân Nổi_dậy_Kościuszko

Kể từ thế kỷ XVIII, Ba Lan đã trở nên suy yếu theo thời gian do tình trạng bất ổn cũng như là sự tồn tại của liberum veto, một hình thức bỏ phiếu bởi quý tộc tại Sejm. Điều đó vô hình chung giúp các nhà nước hùng mạnh như Nga, Phổ, Áo tìm cách mua chuộc phiếu bầu cũng như hối lộ để đưa ra những chính sách có lợi cho mình, đặc biệt là Nga, và nó đã khiến Ba Lan suy yếu đáng kể.[2][3][4]

Đã có những nỗ lực cải tổ để cứu nhà nước Ba Lan khỏi bị xóa sổ trên bản đồ từ thế kỷ XVII, nhưng tất cả đều thất bại bởi những áp lực của các cường quốc láng giềng.[5] Đến thế kỷ XVIII, Ba Lan đã dần dần bị xóa sổ bởi các lần Phân chia Ba Lan, và khi lực lượng quân đội của Ba Lan suy giảm chỉ còn từ 15-20.000 người, các nước lân bang đều có điều kiện để nhảy vào xâu xé và chia cắt (Lục quân Đế quốc Nga có tới 300.000 quân khi can thiệp, Phổ và Áo có 200.000 quân).[6] Trước những áp lực nghiêm trọng từ nguy cơ xâm lăng của các láng giềng, một loạt cơ hội đã tới, khi Nga và Áo phải đánh nhau với Đế quốc Ottoman và Thụy Điển.[7][8][9][10] Ba Lan lập tức lập liên minh với Phổ dù không đáng tin cậy do Phổ cũng muốn chiếm Ba Lan, vào ngày 3 tháng 5 năm 1791, bản hiến pháp lâu đời thứ hai thế giới, Hiến pháp mùng 3 tháng 5, ra đời với ủng hộ của dân chúng đa số.[11][12][13][14]

Sau khi Nga kết thúc với tư cách kẻ thắng trận, Nữ hoàng Ekaterina II của Nga coi bản hiến pháp là mối đe dọa với Nga.[15][16][17] Nga từ thế kỷ XVII luôn coi Ba Lan là một tỉnh của Đế chế Nga, và đã nổi giận với điều này[18] khi Alexander Bezborodko, một quan chức cao cấp của Nga, báo cáo về điều này với mối lo ngại rằng vua Ba Lan có thể thoát ảnh hưởng Nga.[19] Phổ cũng phản đối dữ dội và sau đó hủy bỏ liên minh với Ba Lan, đồng thời ngoại trưởng Phổ là Friedrich Wilhelm von Schulenburg-Kehnert cũng thể hiện sự bất mãn rằng"Ba Lan đã từ bỏ coup de grâce", hàm ý rằng Ba Lan muốn đòi lại những mảnh đất Phổ lấy được từ lần phân chia đầu tiên.

Phân chia Ba Lan lần hai

Franciszek Ksawery Branicki, Stanisław Szczęsny Potocki, Seweryn Rzewuski, SzymonJózef Kossakowski, những người phản đối bản Hiến pháp liền kêu cứu người Nga để đòi lại tư gia mà họ được Nữ hoàng cho, dẫn đến sự ra đời của Liên đoàn Targowica.[20] Được Nga hoàng hậu thuẫn, họ thành lập tại Sankt-Peterburg năm 1792, phản đối bản Hiến pháp và coi nó là sẽ khiến Ba Lan bất ổn như Pháp thời Hậu Bourbon.[21][22] Họ khẳng định Sejm đã mất tính hợp pháp khi đưa Ba Lan gia nhập Cách mạng kiểu Pháp,[23] và coi sự ủng hộ của Nga là cách duy nhất để dẹp bỏ cuộc Cách mạng này.[24] Vào ngày 18 tháng 5 năm 1792, đại sứ Nga Yakov Bulgakov gửi thư cho Ngoại trưởng Ba Lan Joachim Chreptowicz và quân đội Nga liền kéo sang Ba Lan xâm lược, phát động chiến tranh Nga-Ba Lan.[25] Cuộc chiến kết thúc với lợi thế lớn của Nga dù không bên nào có những chiến thắng quyết định, khi Vua Stanisław August Poniatowski kêu gọi giải quyết hòa bình vấn đề này.[26] Bản thân Vua Poniatowski cũng chỉ mong nó sẽ chấm dứt xung đột hòa bình, nhưng ý tưởng đó đã tan vỡ khi nghị viện Sejm, giờ đây bị chi phối và mua chuộc bởi người Nga, lập nên Grodno Sejm năm 1793.[27][28] Nghị viện do Nga dựng nên này tuyên bố bản Hiến pháp là vi hiến và cho phép Nga, Phổ và Áo cùng chia cắt nước này. Nga lấy nhiều nhất trong số đó[29] và đã làm suy giảm dân số Ba Lan xuống còn 1/3 so với trước đây.[30][31][32] Người Nga và Phổ gia tăng quân số và ngày càng siết chặt kiểm soát với người Ba Lan, trong khi với Liên đoàn Targowica thì đây là một cú sốc, bởi sở dĩ ý định đầu tiên là để bảo vệ tư gia hàng thế kỷ, nhưng giờ thì bị coi là phản quốc.[33]

Người Ba Lan thì ngày một bất mãn, trong đó có Tadeusz KościuszkoJózef Antoni Poniatowski, sau đó đều từ chức chỉ huy quân đội.[34] Việc người Nga yêu cầu quân số Ba Lan phải bị cắt giảm tối đa càng khiến người Ba Lan thêm thù người Nga và là mầm mống cho cuộc nổi loạn chống Nga sau này.[35] Ít lâu sau khi từ chức, Kościuszko đến Leipzig vào tháng 10[36] và cùng với một nhóm người Ba Lan, trong đó có những chính khách như Ignacy PotockiHugo Kołłątaj. Tất cả đều cùng chung quan điểm là nổi dậy chống Nga. Kołłątaj vốn dĩ khá nổi tiếng trong quần chúng Ba Lan, thì việc ông tham gia lại càng củng cố điều này.[37] Tháng 8 năm 1793, Kościuszko quay lại Leipzig để kiểm tra khả năng cho một cuộc nổi dậy khả thi, song khi ông nhận ra sự khó khăn, thì ông phải tìm kiếm sự ủng hộ, bao gồm những sĩ quan khác và chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch.[38] Sau đó ông tạm hoãn và sang Ý, chờ đợi tháng 2 năm 1794 trở lại để bắt đầu nổi dậy chống giặc Nga, Phổ và Áo. Tuy nhiên, mọi thứ dần xấu đi khi các điệp viên Nga bắt sống một số thành viên nổi dậy, và Nga yêu cầu giải tán toàn bộ quân đội Ba Lan để sáp nhập vào lục quân Nga, cũng như bắt giữ các chính khách và quân nhân Ba Lan. Điều đấy buộc Kościuszko phải về sớm hơn kế hoạch vào ngày 15 tháng 3 năm 1794, ông tới Kraków.[39]

Ba ngày trước khi Tadeusz về, tướng Antoni Madaliński, chỉ huy lực lượng kỵ binh Đại Ba Lan quyết định bất tuân lệnh người Nga và chuyển ra Krakow.[40]:181 Quân Nga rời Krakow và quyết định sẽ đánh dẹp người nổi dậy Ba Lan, nhưng lại để hở cả thành phố và là mục tiêu cướp vũ khí mà Kościuszko nhắm tới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nổi_dậy_Kościuszko http://elcocheingles.com/Memories/Texts/Bulgarin/B... http://az.lib.ru/d/dawydow_d_w/text_0040.shtml https://books.google.com/?id=7UK1AAAAIAAJ https://books.google.com/books?id=07vm4vmWPqsC&pg=... https://books.google.com/books?id=6Eh9KQTrOckC&pg=... https://books.google.com/books?id=BS2z3iGPCigC&pg=... https://books.google.com/books?id=FzQ9AAAAIAAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=LFgB_l4SdHAC&pg=... https://books.google.com/books?id=NpMxTvBuWHYC&pg=... https://books.google.com/books?id=Rmx8QgAACAAJ